Lập vi bằng thu giữ tài sản đảm bảo

Sau hơn ba năm áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội, các Ngân hàng thương mại đã thu giữ thành công nhiều tài sản với giá trị hàng trăm tỷ đồng, giúp giảm tương ứng số lượng nợ xấu liên quan

thu giữ tài sản đảm bảo, lập vi bằng thu giữ tài sản, lập vi bằng

Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời được đánh giá là một hành lang pháp lý rất quan trọng tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc cho các tổ chức tín dụngc trong việc xử lý nợ xấu đặc biệt trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Theo đó, quyền thu giữ tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn; các điều kiện về thu giữ, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan, từ chính quyền địa phương, cơ quan công an, văn phòng đăng ký nhà đất, vấn đề thuế chuyển nhượng tài sản đều được quy định cụ thể

Căn cứ Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản có quy định: “Người giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản, hết thời hạn theo thông báo bên giữ tài sản không giao tài sản người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan công an áp dụng các biện pháp để thực hiện quyền thu giữ”.

Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không thực hiện được quyền trên khi bên bảo đảm không hợp tác, một số trường hợp thì bỏ trốn, một số khác đợi sau khi ngân hàng thu giữ nhà, đất thì khai khống số tài sản để trong nhà lên hàng tỷ đồng để chống đối, gây khó khăn cho việc xử lý và đấu giá tài sản. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung thường yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng song song với quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận đầy đủ, chi tiết, chính xác, khách quan quá trình thu giữ cũng như thực trạng, số lượng hàng hóa, tài sản và các hành vi, sự việc diễn ra trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Vi Bằng có giá trị chứng cứ không cần chứng minh, được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác giúp cho quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Các hành vi chống đối, khai khống tài sản cũng khó có thể thực hiện được.

Một số Vi bằng phổ biến trong việc thu giữ tài sản đảm bảo:

- Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ bàn giao tài sản; 

- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng Bất động sản/động sản và quá trình tiếp nhận (thu giữ); 

- Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao Thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ NHẬN lại tài sản; 

- Lập vi bằng ghi nhận quá trình di dời TÀI SẢN của bên có nghĩa vụ ra ngoài (nếu có).

Tin liên quan


Cùng Chuyên mục