Lập Vi bằng thỏa thuận, cam kết mua chung tài sản, góp vốn làm ăn

Việc góp tiền mua chung tài sản là đất đai, xe cộ... hoặc góp vốn làm ăn giữa người thân trong gia đình, hoặc bạn bè thân với nhau diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống. Mặc dù đã được pháp luật thừa nhận và đây là một thỏa thuận dân sự nhưng việc mua chung, góp vốn làm ăn rất dễ xảy ra tranh chấp và có nhiều rủi ro khi không được thỏa thuận rõ ràng.

vi bằng góp vốn, vi bằng mua chung tài sản

Để hạn chế khi xảy ra tranh chấp quyền lợi và nghĩa vụ của mình bị ảnh hưởng, và cũng để tránh tình trạng mất tình cảm, trước khi góp tiền mua chung hoặc làm ăn chung, chúng ta nên lập một Văn bản thỏa thuận, cam kết với nhau, sau đó nhờ Thừa phát lại ghi nhận thỏa thuận, cam kết này để làm chứng cứ về sau khi các bên không tìm được tiếng nói chung.

>>> Lập vi bằng ghi nhận việc nhờ người khác đứng tên hộ tên nhà đất

Đối với những trường hợp này Luật sư tư vấn của Văn phòng Dịch vụ lập vi bằng sẽ tư vấn hỗ trợ các bên soạn thảo Văn Bản thỏa thuận và cam kết này, sau đó Thừa phát lại Lập vi bằng ghi nhận các bên ký tên vào Văn bản đó. Trong đó các bên xác nhận lại sự việc mua chung tài sản, góp vốn nêu trên và những cam kết của các bên trong tương lai.

Trước khi thực hiện các công việc trên, đối với tài sản là đất đai thì Thừa phát lại làm rõ tình trạng hôn nhân của người mua chung đất đai (người đang đứng tên trên giấy tờ nhà đất):

  • Nếu người đó chưa kết hôn bao giờ thì phải có giấy xác nhận độc thân còn giá trị sử dụng;
  • Nếu người đó đang trong thời kỳ hôn nhân, thời điểm nhận chuyển nhượng nhà đất là chưa kết hôn và có văn bản thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng trước hôn nhân vào tài sản chung của vợ chồng thì cần cả 2 vợ chồng người bạn ký tên vào văn bản trên.
  • Nếu người đó đang trong thời kỳ hôn nhân, thời điểm nhận chuyển nhượng nhà đất là chưa kết hôn và không có văn bản thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng trước hôn nhân vào tài sản chung của vợ chồng thì chỉ cần bạn của khách hàng kí tên vào văn bản trên.
  • Nếu người đó đang trong thời kỳ hôn nhân, thời điểm nhận chuyển nhượng nhà đất là đã kết hôn thì cần cả 2 vợ chồng người bạn ký tên vào văn bản trên.
  • Nếu người đó đã ly hôn nhưng vấn đề tài sản chung chưa giải quyết thì người vợ cũ của người bạn cũng phải ký tên vào văn bản trên.

Tin liên quan


Cùng Chuyên mục