Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền cho vay

Hiện nay các giao dịch liên quan đến việc cho người thân, bạn bè hoặc thậm chí doanh nghiệp vay tiền là một trong những giao dịch quen thuộc trong đời sống xã hội, giao dịch này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro do bên vay cố tình chây ỳ không trả nợ vậy làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình khi cho vay.

vi bằng cho vay tiền, lập vi bằng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định riêng về hợp đồng vay tiền nên các giao dịch này được áp dụng quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về Hợp đồng vay tài sản: 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong thực tế, các bên thường sử dụng sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau để cho vay tiền. Nhưng khi bên vay không trả, bên cho vay rất khó để có thể đòi lại số tiền đã cho vay.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi cũng như tránh mất tình cảm sau này, khi cho vay chúng ta nên làm theo hai bước:

Bước 1: Nhờ luật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng vay tiền hoặc Giấy cho vay tiền để nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên.

Khi đó Luật sư tư vấn sẽ kiểm tra về nhân thân như năng lực pháp luật dân sự; việc thực hiện giao dịch cho vay; Mục đích và nội dung của giao dịch; Lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm... để làm sao tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời chặt chẽ pháp lý sau này.

Bước 2: Lập vi bằng về việc giao nhận số tiền vay giữa hai bên bởi:

Thứ nhất: Người được vay tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra nhân thân, giấy tờ của bên giao/nhận tiền và Thừa phát lại có chụp lại hình ảnh về việc giao nhận tiền đi kèm;

Thứ hai: Người được giao nhận tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng và được đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh thêm. Người dân chỉ cần trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.

Thứ ba: Người được giao nhận tiền cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận là ai được lập thành 3 bản. Ngoài 1 bản do người yêu cầu lập vi bằng giữ thì 2 bản còn lại 01 bản được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và 01 bản được lưu trữ tại Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ bảo mật và an toàn nhất. Trong trường hợp người yêu cầu lập vi bằng bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến Văn phòng Thừa phát lại hoặc Sở tư pháp để xin sao y vi bằng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.

Tin liên quan


Cùng Chuyên mục