Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng

Hôn nhân và gia đình luôn là vấn đề muôn thuở không chỉ riêng ai, khi mục đích hôn nhân không đạt được không ít thì nhiều vấn đề tranh chấp, phân chia tài sản sẽ diễn ra. Đối với tài sản chung thì mình tạm thời không đề cập đến nếu có chia cũng dễ và có nguyên tắc để xác định nếu không chứng minh được. Còn tài sản riêng, nhiều trường hợp dở khóc, dở cười khi tài sản riêng vô tình trở thành tài sản chung vì không chứng minh được đó là tài sản của mình.

lập vi bằng thỏa thuận tài sản chung riêng

Tháng 08/2020, Ông N.H.D và bà N.T.H có tìm đến Văn phòng Thừa phát lại và trình bày sự việc như sau:

Ông D và bà H đang cư trú ở Tp Hà Nội đang tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án. Trong quá trình chung sống, ông D và bà H đã tạo lập được nhiều tài sản chung bao gồm nhà, đất, xe ô tô, cổ phần tại doanh nghiệp, ….. Đồng thời, hai ông bà cũng đang vay nhiều lần tiền để kinh doanh tại một số Ngân hàng. Cả ông D và bà H đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.

Cả ông D và bà H đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ trả nợ trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, nếu một trong hai người yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản chung của vợ chồng cũng như nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng nêu trên thì bắt buộc phải nộp tiền án phí dựa trên giá trị tài sản.

Để tiến hành nhanh thủ tục ly hôn, thẩm phán đã đề nghị cho ông D và bà H liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để lập Vi bằng nhằm ghi nhận thỏa thuận của hai ông, bà trong việc phân chia tài sản chung và thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Vì vậy ông D và bà H đã tìm đến Văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập Vi bằng. Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu của ông D và bà H đã giải thích nội dung, cách thức lập vi bằng và ý nghĩa của vi bằng đó. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa án, giúp Tòa án đẩy nhanh giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Trong trường hợp này, lập vi bằng là giải pháp nhanh chóng, thuận tiện trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết ly hôn; giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết như lệ phí thẩm định giá, án phí theo giá trị tài sản tranh chấp do không tự thỏa thuận được…

Đồng thời, Thừa phát lại cũng giải thích rằng: vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Cho nên, đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì cả hai ông bà phải liên hệ với Văn phòng công chứng/Phòng công chứng để ký kết các văn bản công chứng và tiến hành đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định. 

Vi bằng được kèm theo Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng, có chữ ký/điểm chỉ của hai bên, có hình ảnh kèm theo vi bằng và được đăng ký tại Sở tư pháp... Vì vậy, vi bằng có giá trị chứng cứ trước tòa án và giá trị trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại còn lập vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi liên quan đến việc ly hôn như:

  • Thỏa thuận về việc nuôi con, trợ cấp nuôi con;
  • Tái xác nhận một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, nay các bên xác nhận lại và tiến trình giải quyết vụ việc trong tương lai;
  • Thỏa thuận về sử dụng tài sản (sử dụng với mục đích gì? thời hạn bao lâu?) mà Thỏa thuận đó không bắt buộc phải công chứng;
  • Thỏa thuận tặng tài sản cho con khi chưa đủ điều kiện ký công chứng Hợp đồng tặng cho tài sản;
  • Thỏa thuận và cam kết chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu theo quy định;
  • Hành vi giao nhận tiền để nhận tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ...

Thừa phát lại còn lập vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi liên quan đến các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình như:

  • Ghi nhận nguồn gốc tiền, tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình;
  • Ghi nhận thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn, trong thời kỳ hôn nhân;
  • Ghi nhận việc kiểm kê tài sản trước khi kết hôn hoặc khi ly hôn để làm căn cứ xác định tài sản chung - riêng trong quan hệ hôn nhân, gia đình;
  • Ghi nhận sự thỏa thuận về phân chia tài sản chung trước và sau khi ly hôn.

Tin liên quan


Cùng Chuyên mục